Lớp 2 nhóm 3

Lớp 2 nhóm 3

17/12/13

Bài tập cơ sở dữ liệu toàn văn của Thư Viện Tỉnh Khánh Hòa


                          BÀI VIẾT VỀ TRƯỜNG SA
 Bài 1: 
Tiếng chuông chùa nơi Trường Sa giá trị gấp nhiều lần 
Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa có rất nhiều ngôi chùa đã được người Việt xây dựng và gìn giữ từ lâu. Được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền huyện đảo, hoạt động của các nhà chùa ngày càng phát huy hiệu quả, đáp ứng đời sống tôn giáo của nhân dân trên đảo.




                                Đại đức Thích Giác Nghĩa
Được sự chấp thuận của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, sắp tới 6 vị chư tăng sẽ ra huyện đảo Trường Sa để hành đạo. PV VOV phỏng vấn Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn An và chùa Phước Trí, thành phố Nha Trang- là người sẽ ra trụ trì chùa Trường Sa Lớn.
Thưa Đại đức, Ban Trị sự- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa vừa chấp thuận để Đại đức và các chư tăng ra tu hành tại các chùa ở quần đảo Trường Sa, vậy thầy trò đón nhận thông tin này như thế nào?
Từ tâm nguyện chúng tôi 3 lần ra đó để làm đại lễ cầu siêu, bằng sự tri ân, sự thương tưởng đó, cá nhân tôi và các thầy ra đó để tu hành, để hướng tâm lên tam bảo cầu nguyện những anh em của chúng ta đã bỏ mình trên biển Đông được nhẹ nhàng siêu thoát. Đó là những tiếng nói tri ân, hành động tri ân đối với những người hy sinh cho dân tộc. Vì vậy chúng tôi phát nguyện ra đó để tu hành.
Đã 3 lần đến Trường Sa, nghe được tiếng chùa nơi đầu sóng ngọn gió, điều đó gợi lên cho Đại đức điều gì?
Đại đức Thích Giác Nghĩa: Tiếng chùa nơi đất liền rất giá trị, tiếng chuông chùa nơi đầu sóng ngọn gió Trường Sa càng giá trị gấp nhiều lần. Vì nơi đó, Phật pháp đã có từ lâu, qua thời gian gián đoạn vì điều kiện khó khăn, cho nên người sống ở nó rất cần tiếng chuông chùa, tiếng kinh, tiếng kệ, tiếng mõ... gửi gắm tình cảm thân thương, quý trọng, tri ân.
Vậy chuyến đi lần này, Đại đức đã chuẩn bị tâm thế như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, trước đây các bậc cha ông của mình đã sinh sống ngoài đó, đã tạo chùa. Và thời gian trước rất khó khăn, vậy thì nay chúng ta tiếp tục kế tiếp duy trì mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta. Cho nên chúng tôi đem hết tâm tư, nguyện vọng của mình và thời gian còn lại để tu tập. Đối với công dân của đất Việt, chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ và duy trì mảnh đất thiêng liêng của chúng ta.
Đã 30 năm xuất gia và đang trụ trì tại 2 ngôi chùa tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vậy đại đức đã sắp xếp Phật sự trong đất liền như thế nào?
Sau 3 lần ra làm lễ cầu siêu và thấy được trách nhiệm và bổn phận mình phải làm gì. Vì vậy, tôi nghĩ rằng trong đất liền còn nhiều chư tăng hướng dẫn đồng bào tu học nhưng ở ngoài đó, hoạt động Phật pháp khan hiếm chư tăng. Nên chúng tôi, sắp xếp công việc của 2 ngôi chùa trong này giao lại cho các đệ tử để ra thời gian dài hướng dẫn nhân dân ngoài biển đảo.
Lại thêm một chuyến đi xa dài ngày, chắc chắn Đại đức và các vị chư tăng sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn trong chuyến đi này?
Cuộc sống người tu hành đơn giản không có gì. Điều kiện có phần khó khăn, tất cả chúng tôi những đệ tử của Phật, không có gì ảnh hưởng lý tưởng chúng tôi đã phát nguyện. Ra đến đó, chúng tôi hướng tâm lên sự tu hành là cái cần thiết hơn hết. Chuyến đi này chúng tôi đã chuẩn bị hành trang đầy đủ, hành trang đó là toàn tâm toàn ý để sống còn với mảnh đất thiêng liêng với chân lý giải thoát của Phật pháp. Với một người dân phải có bổn phận với dân tộc mình.
Từ xa xưa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có người dân Việt, các ngôi chùa từ đó mà cũng hình thành. Hơn thế nữa, các chư tăng cũng từng có mặt trên đảo, việc này nói lên dân tộc Việt Nam đi đến đâu là đền chùa miếu mạo đến đó, thưa Đại đức?
Người Việt Nam đi đến đâu, lập đền để thờ những vị ân nhân, những vị khai ấp, lập làng, khai phá ra chỗ đó, thờ để tri ân. Họ lập chùa để thờ Phật, để cầu an. Cho nên chỗ nào người Việt Nam đến chỗ đó có đình chùa miếu mạo. Và người dân Việt Nam cũng từng ra đó để duy trì, bảo vệ. Cho nên, những ngôi chùa ngoài đó hôm nay được Giáo hội và Nhà nước quan tâm trùng tu sửa chữa. Chư tăng chúng tôi tiếp tục ra để duy trì và bảo vệ di sản mà các bậc tiền nhân đã hy sinh và đã tạo ra.
Lần này ra Trường Sa hành đạo, hành trang của Đại đức và các vị chư tăng sẽ có nhiều khác biệt so với những lần trước?
Trải qua thời gian cho nên các pháp khí, dụng cụ bị hư hỏng mai một. Cho nên ra Trường Sa chuyến này, chúng tôi chuẩn bị thêm trống đại, trống nhỏ, mõ, kinh kệ… Tất cả những pháp khí để thờ trong ngôi chùa và những cái để hành trì trong đời sống tu hành thì chúng tôi đã chuẩn bị và chờ ngày ra Trường Sa!
Xin cảm ơn Đại đức, chúc Đại đức vững tâm thực hiện Phật sự tại Trường Sa.
Theo Hải Sơn
           http://www.ninhhoatoday.net






 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét